Phong cách sáng tác Arthur_Honegger

Arthur Honegger đã tiệp bước thành công những người đàn anh Debussy và Ravel. Ông là một trong những nhà soạn nhạc danh tiếng của thế kỷ XX. Ông là nghệ sĩ chín chắn, nhiệt thành trong giới nghệ thuật hiện đại. Honegger học ở Bach, Handel, Beethoven và các nhà phức điệu người Pháp đi trước. Sau đây xin nói riêng về một số nét của một vài tác phẩm của Arthur Honegger:

  • Vì là người thích miêu tả các thành thị nên ông viết tác phẩm Pacific 231. Khi nghe tác phẩm này, người ta có thể cảm nhận sự chóng mặt của thành thị, biểu hiện rõ nhất chính là sự điên dại của đầu máy xe lửa. Nó được biểu diễn rất thành công trong các phòng hòa nhạc Tây Âu.
  • Bản oratorio Jeanne d'Arc trên dàn thiêu là một trong những bản thanh xướng kịch thành công nhất của Honegger. Trong tác phẩm này, ông đã đẩy sự kịch tính và ấn tượng ở nhiều đoạn nhạc.
  • Bản giao hưởng số 2 của ông được hoàn thành vào năm 1941. Đây là bản giao hưởng dành cho dàn nhạc dây và kèn trumpet, thể hiện sự âu lo day dứt, suy tư của người nghệ sĩ về vận mệnh đất nước, đồng thời còn toát lên niềm tin chiến thắng.
  • Bản giao hưởng số 3 được bắt đầu viết vào năm 1945 và hoàn thành vào năm 1946. Nó có cái tên Nghi lễ tôn giáo. Tác phẩm thể hiện nguy cơ chiến tranh và lòng khao khát hòa bình (điều này có cơ sở khi sau Thế chiến II, nguy cơ cuộc chiến tranh mới đang âm ỉ trong lòng chính trị thế giới, rõ nhất là mâu thuẫn giữa MỹLiên Xô).
  • Bản giao hưởng số 5 là bản giao hưởng có tên rất đặc biệt, Giao hưởng của 3 âm rê. Sở dĩ có cái tên này là vì ba chương đầu được viết ở điệu Rê, thể hiện một không khí ảm đạm, những sự tàn phá của chiến tranh và điềm gở trong tương lai về một cuộc chiến tranh (thật đúng với lịch sử: Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới, thể hiện rõ ở Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam. Tuy nó đã kết thúc nhưng người ta vẫn lo lắng về Thế chiến III, lúc con người ta sử dụng vũ khí hạt nhân và lúc Trái Đất đến gần với sự tận thế).[1]